Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do Quốc tế như EVFTA, CPTPP đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Song cũng khó tránh khỏi việc lúng túng của nhiều doanh nghiệp trẻ khi bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu. Là doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ những năm 90s, TBS Group hiểu rõ tầm quan trọng cũng như mục tiêu phát triển để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu này.
Chuỗi cung ứng là gì?
Các doanh nghiệp trẻ khi mới tham gia vào sản xuất hàng may mặc xuất khẩu thường có một câu hỏi chung về lượng đơn hàng cả năm của khách hàng. Sẽ có khi lượng đặt hàng quá nhiều, không sản xuất kịp, nhưng đôi lúc lại không có đơn hàng nào trong suốt vài tháng.
Câu hỏi trên có thể được trả lời thông qua khái niệm về chuỗi cung ứng. Thông thường, các doanh nghiệp trẻ chỉ tập trung vào việc sản xuất mà quên mất bức tranh tổng thể. Nếu hiểu về chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất và có thể dự báo về suất cho đối tác lâu dài, đặc biệt trong ngành công nghiệp thời trang.
Có rất nhiều định nghĩa về Chuỗi cung ứng. Về cơ bản, Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng ngành hàng thời trang không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Tất cả tạo thành các mắt xích liên kết với nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của con người là vô hạn và thay đổi liên tục. Vì vậy, chuỗi cung ứng cũng phải thay đổi theo, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhanh chóng và hợp lý theo từng giai đoạn.
Vậy, có những thành phần nào tham gia vào chuỗi cung ứng?
Các mô hình kinh doanh hiện có trong kinh tế toàn cầu bao gồm: OBM – ODM – OEM – CMT. Có thể hình dung như sau:
- OBM: Original Brand Manufacturer (tạm dịch: nhà sản xuất thương hiệu gốc)
- ODM: Original Design Manufacturern(tam dịch: nhà sản xuất thiết kế gốc)
- OEM: Original Equipment Manufacturer (tạm dịch: nhà sản xuất thiết bị gốc)
- CMT: Cut – Make – Trim (tạm dịch: Cắt – May – Hoàn thiện)
- Các doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn mô hình kinh doanh, từ đó xác định quản trị chuỗi cung ứng bắt đầu từ đâu và gồm những thành phần nào. Đối với các doanh nghiệp quy mô OEM hay CMT, lượng đơn hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Và doanh nghiệp dù có R&D nhưng chỉ dừng lại ở mức “thương mại hoá sản phẩm” cũng chỉ được đánh giá ở mức OEM hay còn gọi là công ty gia công.
Mặt khác, nếu hoạt động R&D mang tính chất nghiên cứu phát triển sản phẩm đúng nghĩa mới được đánh gía là ODM. Chính vì thế, TBS Group đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các trung tâm R&D cho hai ngành sản xuất chủ lực là Giày và Túi xách, phục vụ cho từng khách hàng riêng lẻ với mong muốn đi sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các doanh nghiệp OBM mang tính toàn cầu sẽ có nhiều đối tác ODM – OEM hay CMT khác nhau, tạo ra một chuỗi cung ứng khổng lồ và liên kết với nhau hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đang ở mô hình OBM và kinh doanh nội địa, quy mô thị trường nhỏ, không chịu sự phân công lao động toàn cầu hay lợi thế quốc gia, thì doanh nghiệp đó có thể bắt đầu sản xuất từ khâu nguyên liệu cho đến khi giao hàng tận tay người tiêu dùng. Lúc này, doanh nghiệp phải chủ động tất cả về kế hoạch sản xuất.
Nhìn chung, có 4 thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng, bao gồm:
- Nhà sản xuất nguyên vật liệu
- Nhà sản xuất thành phẩm
- Đại lý phân phối, các kênh bán lẻ
- Người tiêu dùng cuối cùng – người sử dụng
Để cụ thể hơn về 4 thành phần này, có thể lấy ví dụ trong ngành sản xuất công nghiệp thời trang như sau:
- Nhà sản xuất nguyên liệu là những tập đoàn Quốc tế chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành sản xuất. Tại Việt Nam, nhà sản xuất nguyên liệu cho các ngành da giày, may mặc như da, vài dệt có đến 70% được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
- Nhà sản xuất thành phẩm chính là những nhà máy sản xuất ở các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Bangladesh… nơi các nhà máy thực hiện ý tưởng và thương hiệu khách hàng muốn và đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nikes, túi xách Coach, Zara được sản xuất ở chuỗi nhà máy các quốc gia này. Và TBS Group là một trong số những doanh nghiệp sản xuất thành phẩm lớn ở Việt Nam với nhiều nhãn hàng về giày và túi xách.
- Cửa hàng phân phối và các siêu thị bán lẻ là nơi thành phẩm sẽ được tiếp thị và bán cho người tiêu dùng. Những hệ thống phân phối sản phẩm hàng đầu thế giới có thể kể đến như Wal-mart, Costco, Targets, Aldi, Decathlon…
- Người tiêu dùng cuối cùng chính là người chọn sản phẩm từ kệ hàng phân phối và sử dụng sản phẩm.
Vai trò của chuỗi cung ứng?
Bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ có một quy trình từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi được cấu thành hoàn chỉnh. Nếu xem xét về hành trình của một sản phẩm từ khi sản phẩm được sinh ra cho đến khi kết thúc, loại bỏ, có thể thấy quy trình dịch chuyển này có tính chu kỳ lặp lại và có nhiều yếu tố tác động dẫn đến thay đổi ở chu kỳ tiếp theo. Hành trình của một sản phẩm có thể được tóm tắt theo các bước:
Như vậy, bộ phận nghiên cứu sẽ dự đoán xu hướng thị trường diễn ra trong tương lai và đưa ra những ý tưởng và thực hiện sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chính vì thế, vai trò của Bộ phận nghiên cứu phát triển là vô cùng quan trọng, trở thành nhân tố quyết định lượng đơn hàng trong năm tới của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp tự chủ được R&D thì sẽ chủ động được trong việc có được lượng đặt hàng nhiều hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Hơn nữa, mỗi sản phẩm đều sẽ đi qua các bước, hay gọi là vòng đời như sau:
Tính chất sản phẩm và thời gian phát triển sẽ quyết định vòng đời của sản phẩm đó dài hay ngắn, có thể vài tháng, vài năm hay thậm chí mười năm. Lấy ví dụ như: Các loại dép kẹp mùa hè chỉ có vòng đời khoảng 6 tháng vì hoa văn trên dép thay đổi theo xu hướng thời trang mỗi năm. Nhưng với giày nữ, vòng đời có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn. Riêng các sản phẩm công nghiệp như xe cộ vòng đời có thể kéo dài 5-10 năm.
Nhu cầu thị trường ngày nay gắn liền với sự thay đổi của xu hướng và công nghệ. Phiên bản mới hơn luôn ra đời, được điều chỉnh hoàn thiện hơn và dần thay thế cho các phiên bản trước đó khi chúng đi vào giai đoạn suy giảm của thị trường.
Với đặc tính này, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị phải theo dõi từng dòng sản phẩm mình sản xuất để xác định xem sản phẩm đang nằm ở giai đoạn nào. Từ đó, lên kế hoạch thay thế, cải tiến phiên bản mới, đảm bảo việc kinh doanh tiếp tục vận hành hiệu quả.
Sự chủ động sẽ giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng mất cân bằng cung cầu. Nếu cung vượt cầu sẽ dẫn đến tồn kho hàng hoá, buộc phải giảm giá hoặc loại bỏ sản phẩm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất thấp hơn nhu cầu sẽ gây ra thiếu hụt hàng hoá.
Chính vì thế, chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp sản xuất ra số lượng hàng hoá phù hợp giúp cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Công việc này còn được gọi là Quản trị chuỗi cung ứng.
Tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới từ những năm 90s, TBS Group hiểu rõ tầm quan trọng của việc Quản trị chuỗi cung ứng. Trung tâm R&D chính là thành quả của quá trình học hỏi và nghiên cứu thị trường của TBS Group trong suốt hơn 30 năm qua để từ đó phát triển hơn nữa mô hình kinh doanh của mình.